Vì sao mưa đá xuất hiện vào mùa nóng?
Vào mùa mưa sẽ không xuất hiện tình trạng mưa đá, mà hiện tượng này chỉ xuất hiện khi thời tiết nắng nóng, hàm lượng hơi nước trong không khí rất cao.
Last updated
Vào mùa mưa sẽ không xuất hiện tình trạng mưa đá, mà hiện tượng này chỉ xuất hiện khi thời tiết nắng nóng, hàm lượng hơi nước trong không khí rất cao.
Last updated
Vào mùa mưa sẽ không xuất hiện tình trạng mưa đá, mà hiện tượng này chỉ xuất hiện khi thời tiết nắng nóng, hàm lượng hơi nước trong không khí rất cao. Vì khi này khí quyển ở tầng thấp nhận được nhiều nhiệt năng sẽ nóng lên, hình thành các cột không khí dưới nóng trên lạnh không ổn định. Lúc này hiện tượng đối lưu mãnh liệt phát sinh, tạo ra những đám mây vũ tích có khả năng gây mưa đá.
Cùng thời điểm đó, dòng khí đi lên trong đám mây cũng rất mạnh, đủ để nâng đỡ những hạt băng lớn hình thành và lớn dần lên trong mây. Khi chúng tiếp tục kết hợp với bông tuyết hay giọt nước phía trên sẽ tạo thành các cục băng cấu tạo nhiều lớp xen kẽ nhau. Khi cục băng lớn tới một mức độ nhất định, dòng khí đi lên không còn đủ sức nâng đỡ nữa thì sẽ rơi xuống đất, gây ra trận mưa đá.
Mưa đá gây thiệt hại lớn cho tài sản, vật nuôi, cây trồng của người dân Còn vào mùa đông, do ánh mặt trời chiếu xiên xuống mặt đất nên nhiệt lượng thu được ở đây rất yếu, không gây ra sự đối lưu mạnh mẽ. Hơn thế nữa, không khí lại hanh khô, nên cho dù có đối lưu đi chăng nữa cũng không dễ dàng tạo ra những đám mây vũ tích lớn. Nếu có xuất hiện mây vũ tích đi chăng nữa thì dòng đối lưu đi lên cũng không đủ mạnh để tạo thành hạt băng. Vì thế mùa đông lạnh sẽ không có hiện tượng mưa đá.
Có thể thấy sự hình thành của hạt mưa đá là do quá trình ngưng tụ mà thành, vậy mưa đá có ăn được không? Câu trả lời là không, vì dưới tác động của công nghệ sản xuất hiện đại, nhiều chất khói bụi lơ lửng trong không khí (như benzen, cyclohexane - chất gây ung thư), dễ lẫn trong nước bốc hơi, ngưng tụ thành mây và rơi xuống thành mưa tiềm ẩn nguy hại tới sức khỏe.
Xem thêm: