Thực trạng mưa đá bất thường ở Việt Nam
Mưa đá là hiện tượng nước mưa ngưng tụ thành những tảng đá, cục băng có đa dạng kích thước, hình dáng rơi xuống lẫn trong các cơn mưa rào.
Last updated
Mưa đá là hiện tượng nước mưa ngưng tụ thành những tảng đá, cục băng có đa dạng kích thước, hình dáng rơi xuống lẫn trong các cơn mưa rào.
Last updated
Mưa đá là hiện tượng nước mưa ngưng tụ thành những tảng đá, cục băng có đa dạng kích thước, hình dáng rơi xuống lẫn trong các cơn mưa rào. Trong tình trạng mưa khắc nghiệt thì mưa đá chỉ xảy ra trong khoảng 5 - 30 phút. Mưa đá được hình thành là do sự hình thành của dòng không khí đối lưu (dòng không khí lên xuống liên tục). Nếu nhiệt độ trong các đám mây là -20 độ C thì hơi nước trong mây sẽ tự tạo thành những hạt băng nhỏ và rơi xuống. Khi các hạt băng đó tiếp xúc với tầng mây thấp hơn sẽ biến thành những giọt nước có độ lạnh dưới 0 độ C. Nếu từ bên dưới có luồng không khí không ngừng bốc lên thì các hạt băng trong tầng mây sẽ càng lớn hơn. Khi tới một trọng lượng nhất định chúng sẽ tự rơi xuống hình thành cơn mưa đá.
Tình trạng mưa đá tại Việt Nam chủ yếu xuất hiện trong mùa nóng ẩm và nắng nóng gay gắt tại khu vực vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi. Nhưng mới đây xuất hiện các trận mưa đá bất thường ở khu vực Hồ Chí Minh, Bình Dương và Long An. Vào khoảng 18h ngày 22/8, trên toàn địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện cơn mưa dông diện rộng với lượng mưa trung bình 30-60mm. Tiếp theo đó là hiện tượng mưa đá xuất hiện tại một số khu vực của TP Thủ Đức. Đa phần các hạt mưa bằng khoảng 1 đốt ngón tay, kích thước từ 1 - 1,5cm, có nơi ghi nhận những hạt mưa đá to gần 3cm. Trước đó, ngày 19/7 tại khu vực các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Long An cũng xuất hiện tình trạng mưa đá bất thường, dù chỉ xuất hiện vài phút, kích thước các hạt mưa đá chỉ như hạt ngô.
Xem thêm: